TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN VỀ TÀI CHÍNH CỦA NHỮNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ DO NỮ GIỚI SỞ HỮU Ở KHU VỰC PHÍA NAM ĐÔNG NAM Á

1059

Ngân hàng thế giới của Phụ Nữ 

Ngân hàng thế giới của Phụ Nữ (Woman’s World Banking) là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu, dành cho phụ nữ có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận với các công cụ tài chính và nguồn lực tài chính cần thiết để hướng họ đến thị trường quốc tế an ninh và thịnh vượng. Hơn 35 năm làm việc tại rất nhiều tổ chức tài chính, chúng tôi cho họ thấy được lợi ích của việc đầu tư vào tổ chức với vai trò khách hàng, và tham gia lãnh đạo. Chúng tôi trang bị cho các tổ chức đó những điều kiện cần và đủ để đáp ứng nhu cầu của phụ nữ thông qua nghiên cứu thị trường có thẩm quyền, đào tạo lãnh đạo, các sản phẩm tài chính bền vững và giáo dục người tiêu dùng.

Trụ sở chính đặt tại New York , Ngân hàng Thế giới của Phụ nữ làm việc với hơn 38 tổ chức tại 27 quốc gia với sự tham gia của hơn 14 triệu phụ nữ, tạo nên một quy mô tiếp cần nguồn tài chính lớn nhất từ trước đến nay.


Ngân hàng thế giới của Phụ Nữ (Woman’s World Banking) – Nghiên cứu tiếp cận về tài chính của những DN vừa và nhỏ do nữ giới sở hữu ở khu vực  ĐNA

Doanh nghiệp vừa và nhỏ do nữ giới sở hữu tại khu vực Đông Nam Á. 

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (“SME”) hiện chiếm khoảng 98% trong tổng số các doanh nghiệp hoạt động tại khu vực Đông Nam Á (Việt Nam, Indonesia, Philippines, Campuchia), sử dụng 66% lực lượng lao động quốc gia và chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu.

Theo thống kê toàn cầu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ giới sở hữu chiếm khoảng 32% – 66% trong tổng số hơn 55 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa chính thức và không chính thức ở các quốc gia này, với một thị trường khoảng 23,9 triệu nữ doanh nhân. Các doanh nghiệp do phụ nữ sở hữu này, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân và thường được thành lập để giúp hỗ trợ tăng thu nhập gia đình

Biểu đồ thể hiện sự tiếp cận nguồn tài chính của  doanh nghiệp vừa và nhỏ do nam giới và nữ giới điều hành.

Nghiên cứu từ Ngân hàng thế giới của Phụ Nữ khẳng định về khoảng vay tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ do nữ giới sở hữu rằng: Chỉ một số ít các doanh nghiệp này có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính nêu trên. Và hầu hết các nguồn tài trợ này đến từ những ngân hàng thương mại tư nhân

Vì vậy, có đến 79% đến 97% các doanh nghiệp vừa và nhỏ do nữ giới sở hữu không được phục vụ, thiếu thông tin hoặc chọn cách không tiếp cận giải pháp tài chính chính thống hoặc thay thế.


Kết quả nghiên cứu: Doanh nghiệp vừa và nhỏ do nữ giới sở hữu tại khu vực Đông Nam Á. 

Theo kết quả của nghiên cứu này, chúng ta có thể phân loại được đối tượng chọn không tiếp nhận thông tin tài chính và đối tượng muốn tiếp nhận thông tin tài chính nhưng không biết hoặc không được phục vụ đầy đủ. Những nữ doanh nhân tự nguyện quyết định không tiếp cận thông tin về các khoản tài trợ, tín dụng..v.v., thì lý do của họ là mong muốn dựa vào nguồn tài chính cá nhân: từ gia đình, bạn bè thay vì phải mượn nợ ngân hàng. Họ cho rằng lực lượng tài chính này đã đủ cho nhu cầu về vốn thấp của họ. Trong một số nền văn hóa và tôn giáo, phụ nữ cần phải có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình chồng để tiếp cận chính thức vào tài chính.

Quyết định không tìm kiếm nguồn tài chính cũng giống như lái xe mà không có sách hướng dẫn hoặc là không có một nhận thức nào về lựa chọn tài chính. Họ không hiểu được vai trò của các tổ chức tài chính cũng như cách mà các tổ chức tài chính đánh giá doanh nghiệp của họ. Chính vì vậy mà họ sẽ không lường trước được những rủi ro có khả năng xảy ra trong tương lai.

Mặt khác, những nữ doanh nhân mong muốn được tiếp cận những khoản cho vay tín dụng thì không được phục vụ hoặc được tiếp cận nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu của họ (theo các nguyên nhân được liệt kê sau)

THIẾU TÀI LIỆU về hoạt động kinh doanh: Nữ doanh nhân thường không nằm trong những đối tượng mà ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng gửi tài liệu hay săn đón, Họ được xem là những doanh nghiệp có rủi ro cao, vì vậy họ không được phục vụ.

Ở Việt Nam, các ngân hàng vẫn tạo điều kiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay tín dụng, tuy nhiên họ phải cân nhắc rất kỹ lương vì hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có báo cáo tài chính đã được kiểm toán để ngân hàng xác định tính khả thi và bền vững của hoạt động kinh doanh.

CHI PHÍ GIAO DỊCH PHÁT SINH CAO trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn về vấn đề trên. Nữ doanh nhân thường không có nhận thức nhiều về lựa chọn tài chính. Thiếu sót về thông tin sẽ dẫn đến việc phát sinh những vấn đề sau: Mất thời gian trong việc kinh doanh không hiệu quả, mất chi phí trong việc ghé thăm nhiều ngân hàng để tìm kiếm cơ hội cho vay.

KHÔNG CÓ TÀI SẢN THẾ CHẤP. Để đảm bảo cho các khoản vay tín dụng, tổ chức tín dụng luôn luôn đòi hỏi những tài sản thế chấp như đất đai, nhà cửa, giất tờ đảm bảo, hoặc có tài khoản tiền gửi trong ngân hàng do người vay đứng tên. Phụ nữ thường thiếu quyền sở hữu đối với các tài sản quan trọng theo truyền thống tôn giáo hay văn hóa của từng quốc gia, theo thông lệ thì các tài sản này sẽ được người chồng (trụ cột gia đình) đứng tên.

TÀI LIỆU YÊU CẦU CHỨNG MINH TÀI CHÍNH PHỨC TẠP: giới hạn Phụ nữ tiếp cận nguồn vay tín dụng. Trong cuộc khảo sát được tiến hành bởi Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), 21% phụ nữ tham gia khảo sát đều phản hồi như sau, để hoàn thành được hồ sơ xin vay vốn quả là một thử thách lớn đối với thành phần hạn chế về kinh tế như họ.

THIẾU KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG INTERNER nơi mà họ có thể thu thập được những tài liệu về hướng lựa chon tài chính, tham khảo một vài mô hình kinh doanh, cố vấn hoặc kết nối với các nữ doanh nhân khác, những người có thể cho lời khuyên về tài chính từ về trường hợp tương tụ diễn ra tại Myanmar và Indonesia. Tham gia đầy đủ trong các nhóm doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp tương ứng, như những rào cản mà loại trừ chúng từ tài chính.