VIỆT NAM VÀ MALAYSIA THU MÌNH VÌ TPP BẾ TẮC

1117

Những người biểu tình giương cao biển phản đối TPP (bên phải) và bản đồ (nước Mỹ) dự đoán kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ (bên trái) vào ngày thứ 3 của Hội nghị Dân Chủ Quốc Gia (Hoa Kỳ- ND) – (Democratic National Convention) vào ngày 27/07/2016 tại Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ.(Ảnh của Drew Angerer trên nguồn ảnh Getty Images)

Nếu bạn tin vào các thông điệp tranh cử trong cuộc bầu cử của Mỹ, thì TPP (Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương) đang trên đà thất bại chính thức sau cuộc đàm phán kéo dài một thập kỷ giữa 12 quốc gia, trong đó có bốn nước khu vực Đông Á. Cả hai ứng viên tổng thống của hai Đảng lớn nhất nước Mỹ, Hillary Clinton và Donald Trump, đã bày tỏ mối quan ngại về hiệp định vốn chiếm đến 40% GDP của toàn thế giới.

Nhiều người cho rằng đây chỉ là cách “nói không quyết liệt” (nay-saying) để xoa dịu người dân Mỹ vốn đang lo lắng về khả năng thất nghiệp vì hàng hoá Á Châu nhập khẩu. Họ cũng tin rằng Bà Clinton hoặc ông Donald Trump đều (ND) sẽ ra quyết định bãi bỏ Hiệp định mà người anh em chói sáng của Đảng Dân Chủ, Barack Obama, đã chủ trương. Nước Mỹ đã đấu tranh để cắt giảm thuế quan song song với việc nâng cao điều kiện lao động, bảo vệ môi trường và bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ khác.

Ngược lại với châu Á, Malaysia và Việt Nam đã bắt đầu có những hành động phòng tránh rủi ro trong trường hợp trường hợp Quốc hội Mỹ không phê chuẩn TPP trước thời hạn tháng 02 năm 2018. Hiệp định thương mại (TPP) nếu nhận được đủ chữ ký phê duyệt của các quốc gia tham dự vào trước kỳ hạn tháng 02 năm này (2018) thì buộc chính phủ Mỹ phải ký để như thể “liên minh 85% GDP” của khối này, đó là một phương thức khác để TPP được hiện thực hoá.

Quốc hội của Malaysia đang đi đúng hướng để phê chuẩn TPP bằng cách hiệu chỉnh một số điều luật cụ thể, theo truyền thông của nước này. Ngành công nghiệp dầu cọ của quốc gia Đông Nam Á có kim ngạch xuất khẩu năm 2015 trị giá 63.2 tỷ đồng MYR (ước tính 15,3 tỷ Mỹ Kim) sẽ có cơ hội được chắp cánh, cũng như các nước thành viên khác đều được hưởng lợi từ việc hạ thấp hàng rào thuế quan, những nhà phân tích kinh tế kỳ vọng. Nếu không có TPP, ngành công nghiệp dầu cọ của đất nước này sẽ phải tiếp tục chiến đấu để cạnh tranh với ngành xuất khẩu dầu cọ của Indonesia. Còn trong trường hợp Washington giãn ra, Malaysia buộc phải hình thành liên minh với bốn quốc gia trong khối mà giữa họ chưa thông qua các giao thương song phương, trích lời Tổng thư ký Bộ Thương Mại và Công Nghiệp Malaysia, ông Datuk Jayasiri phát biểu trong tháng này.

“Quả bóng đang ở giữa sân của Quốc Hội Mỹ,” Oh Ei Sun phát biểu. Vị này là giáo viên ngành Quốc Tế Học của trường Đại học Nanyang Singapore. “Malaysia cũng vui đi chung đường với Trung Quốc”, ông nói. “Trung Quốc không phải là thành viên TPP nhưng là một bảo trợ gia kinh tế tài chính lâu năm của Malaysia. Hoa Kỳ đã tìm cách kiểm tra sự tăng trưởng của Trung Quốc, một cường quốc đối thủ, thông qua đàm phán TPP”.

Ở Việt Nam, Quốc hội đã đặt việc phê chuẩn TPP vào chương trình nghị sự năm nay,  bắt đầu vào ngày 22 Tháng Mười. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu như cà phê, quần áo, đồ nội thất và thiết bị điện tử tiêu dùng được xem như là nền tảng của tăng trưởng kinh tế, do đó, Việt Nam quan tâm sâu sắc đến việc giảm thuế nhập khẩu. Nhưng một Uỷ ban định hướng do Phó Thủ tướng cầm trịch đã quyết định vào tháng Tám rằng, thay vì ráo riết thúc đẩy việc phê chuẩn TPP, Việt Nam tốt hơn hết là cứ theo dõi những gì các nước khác làm với TPP, một chuyên viên nghiên cứu thường trú tại Hà Nội của công ty chứng khoán SSI cho biết trong một ghi chép vào ngày Thứ Hai. Khi quá trình quan sát động thái của các nước khác chín muồi, ủy ban này sẽ đề xuất một “thời gian hợp lý cho Việt Nam phê chuẩn,” chuyên gia SSI này ghi nhận. Có thể suy luận rằng: Tại sao Việt Nam phải bận tâm nếu Hoa Kỳ cứ bàn lùi?