Với chính phủ Việt Nam, bình luận về sự đổ vỡ của hiệp định thương mại Xuyên Thái Bình Dương từ Mỹ tới Malaysia sẽ làm sứt mẻ tín nhiệm (của người dân trong nước và thế giới đối với chính phủ này- ND).
Cho dù Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một một thỏa thuận ưu đãi thương mại giữa 12 quốc gia thành viên, chiếm tới khoảng 40% thu nhập toàn cầu – có được Quốc hội Mỹ thông qua hay không, chính phủ Việt Nam vẫn theo đuổi các kế hoạch cắt giảm thuế quan và chống tham nhũng nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh quốc tế cho các doanh nghiệp của nước này.
“Mục tiêu của chúng tôi vẫn là cải thiện môi trường đầu tư dẫu có hay không có TPP”, ông Trần Xuân Hà, thứ trưởng Bộ Tài chính trả lời trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội vào ngày 22/7. “Với TPP, khu vực doanh nghiệp cần có năng lực cạnh tranh tốt hơn nữa để giữ vững được thị phần.”
Việt Nam đang cưỡi trên lưng cơn sóng bùng nổ sự đầu tư kinh tế từ nước ngoài. Quốc gia Đông Nam Á này đang chuyển đổi từ một nước chủ yếu chỉ xuất khẩu các nông sản như gạo, cà phê trở thành một trung tâm sản xuất. Đó là con đường phát triển dường như không thể xoay chiều, ngay cả khi TPP không được hiện thực hóa do bị cả hai ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump và Hillary Clinton phản đối.
Phần dịch biểu đồ:
Thử thách cuộc dẫn đầu – Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á
Nguồn: Văn phòng thống kê quốc gia (Hoa Kỳ)
Ghi chú: Thông tin các nước đều cập nhật đến quý 1- 2016 trừ VN.
“Việt Nam có khả năng có lợi từ TPP, mà các quốc gia khác bao gồm Hoa Kỳ, cũng vậy”. Ông Sebastian Eckardt, trưởng nhóm kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội cho biết. Đối với Việt Nam, “đó là tiềm năng kinh tế đi lên nhiều hơn là các rủi ro (nền kinh tế-ND) đi xuống nếu TPP không được Mỹ thông qua.”
Ngân hàng Thế giới ước tính nền kinh tế Đông Nam Á này (VN- ND) sẽ tăng trưởng 6% trong năm nay, giảm so với dự báo trước đó là 6,2% sau đợt hạn hán tồi tệ nhất trong ba thập kỷ qua. Các cam kết đầu tư nước ngoài đã tăng 85% trong bốn tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2015, theo các báo cáo của cơ quan thống kê.
TPP được thiết kế nhằm thúc đẩy tổng sản lượng quốc nội của Việt Nam lên 8% vào năm 2030, khiến cho Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có lợi nhất của Hiệp định thương mại, theo Ngân hàng Thế giới. Hiệp định này – vốn là mục tiêu trung tâm của chính sách đối ngoại của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ở châu Á – mang tính tham vọng hơn nhiều so với các hiệp định khác, bởi nó không chỉ nhằm giảm hàng rào thuế quan trên hàng loạt các sản phẩm mà còn hướng tới luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Để hiểu thêm về cuộc phản đối Hoa Kỳ tham gia TPP, hãy đọc bài báo: Hỏi nhanh đáp gọn: Vì sao Đảng Dân Chủ phủ quyết mạnh mẽ TPP tại Đại Hội.
TPP được ký vào hồi tháng Hai nhưng chưa được phê chuẩn bởi các thành viên gồm Úc, Nhật Bản và Singapore. TPP được ký trước khi Quốc Hội và Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức thông qua vào cuối năm nay.
Rủi ro từ Hoa Kỳ
Ông Hà cho biết, Bộ Tài chính sẽ trình những dự thảo quy chế vào tháng tới lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc để giảm thuế doanh nghiệp và hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp. Bộ đang đề nghị thuế suất thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được giảm còn 15% hoặc 17% so với 20% như hiện nay.
“Chúng tôi rất sẵn sàng để thông qua tất cả các thủ tục nội bộ “, ông Hà nói. “TPP sẽ mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế cũng như rất nhiều thách thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”
Khu vực đầu tư nước ngoài đang dẫn đầu về xuất khẩu của Việt Nam, chiếm tới 71% tổng giá trị xuất khẩu, theo Ngân hàng Thế giới. Gia tăng sự tham gia của các công ty trong nước trong thương mại vẫn còn là một thách thức, đặc biệt là khi phải đối mặt với các thỏa thuận thương mại như TPP, một ngân hàng cho vay chia sẻ trong một báo cáo tuần trước.
Việc thông qua hiệp định thương mại sẽ khó khăn tại Hoa Kỳ, trong bối cảnh chiến dịch tranh cử tổng thống đang bị chi phối bởi tâm lý chống toàn cầu hóa. Nếu Quốc hội Mỹ không thông qua thỏa thuận này trong thời gian chuyển giao sau bầu cử (lame-duck sesion) vào tháng 11 tới, nó sẽ phải đối mặt với một số phận bất định trước các nhà lập pháp mới.
Ông Hà từ chối bình luận về quan điểm của ông trong việc Hoa Kỳ có phê chuẩn hiệp định hay không.